Giải pháp thích ứng cho vật nuôi trong mùa hạn, mặn
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và tình hình nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền như hiện nay, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Tùy theo loại vật nuôi, số lượng nước sử dụng, nồng độ mặn và thời gian cung cấp dài hay ngắn mà mức độ ảnh hưởng của hạn mặn đến vật nuôi sẽ khác nhau. Nhằm giảm bớt thiệt hại do ảnh hưởng của hạn mặn, một số biện pháp được khuyến cáo để người chăn nuôi thực hiện:
Tác hại của nước bị nhiễm mặn đối với đàn vật nuôi
Đối với loại hình chăn nuôi công nghiệp ảnh hưởng ít, nhưng chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ thì lớn. Nếu hạn mặn gây ảnh hưởng trầm trọng cần có sự chuyển đổi về các mô hình chăn nuôi để nâng cao khả năng thích ứng.
Trước tiên ảnh hưởng của hạn – mặn trực tiếp đến chăn nuôi gia súc gia cầm (GSGC). Uống nước mặn, đàn vật nuôi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đến vượt ngưỡng chịu đựng, ngộ độc và nghiêm trọng là bệnh về thận. Sức đề kháng giảm, gây bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả, cúm, E.Coli, phó thương hàn, tụ huyết trùng. Giải độc muối dư thừa bằng cách sử dụng nước mặn, bị ngộ độc muối cao hơn, có thể chết do phá vỡ sự cân bằng anion-cation trong cơ thể.
Khả năng chịu mặn của một số loài vật nuôi:
- Vật nuôi chịu mặn từ 1‰ - 2‰: Gà, vịt.
- Vật nuôi chịu mặn dưới 4‰: Lợn (heo).
- Vật nuôi chịu mặn dưới 7‰: Trâu, bò, dê.
- Vật nuôi chịu mặn từ 11‰ - 15‰: Vịt biển.
Tuy nhiên, đối với gia súc non, đang mang thai và cho sữa thì khả năng chịu mặn kém hơn ở gia súc trưởng thành và gia súc nuôi thịt
Các biện pháp kỹ thuật nuôi hạn chế tác hại của hạn mặn
- Một là có kế hoạch dự trữ nước ngọt như: đắp đập ngăn mặn cục bộ, xây thêm hồ chứa nước hoặc dùng túi nilon chứa nước ngọt dưới ao…v.v.. nhằm phục vụ trong chăn nuôi như ăn, uống, tắm, dội chuồng gia súc hoặc tưới cây làm thức ăn cho gia súc.
- Hai là phải dự trữ thức ăn cho gia súc: do hạn mặn kéo dài nguồn thức ăn xanh tự nhiên cho trâu, bò, dê, cừu… sẽ dần cạn kiệt. Vì vậy ngoài dự trữ thức ăn khô (như rơm) bà con có thể trồng thêm các loại cỏ như: cỏ voi, cỏ xả… để bổ sung thêm lượng thức ăn xanh cho đàn gia súc.
- Ba là quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi hàng ngày:
Chú ý không để gia súc uống nước dội chuồng và không cho gia cầm uống nước mặn. Khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng cho vật nuôi bằng các loại hóa chất như: Chloramine B, Chloramine T, Hypoclorit canxi (clorua vôi) …
Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thường hàn, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm…
Bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi các loại rau xanh, vitamin C, Bcomplex…. nhằm tăng cường sức đề kháng cho thú trong thời gian hạn mặn.
- Lựa chọn những loài và giống vật nuôi phù hợp với địa phương, thích ứng hạn mặn và dịch bệnh để phát triển và có đầu tư lâu dài (ví dụ: gà, vịt, dê cừu, bò, thỏ, động vật hoang dã). Chọn mô hình chăn nuôi công nghiệp mới (gà, vịt biển, heo, thỏ)
Tham khảo thêm những sản phẩm thức ăn chăn nuôi của De Heus: HEO BÒ GÀ VỊT DÊ