Tối Ưu Hóa Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Ai Cập

27 tháng 2 2021
-
4 minutes

Ở vùng Đông Bắc Ai Cập, chăn nuôi thủy sản đang cho thấy tiềm năng to lớn về nguồn đạm động vật bền vững. Sản xuất bền vững chính là tổng hòa của mọi yếu tố; từ nguồn nguyên liệu thô và các quy trình sản xuất ở nhà máy, cho đến tối ưu hóa việc chuyển đổi thức ăn. Dựa trên kinh nghiệm có được trong lĩnh vực gia cầm, De Heus đã đầu tư thêm một nhà máy sản xuất thức ăn cho thủy sản ở thành phố Borg El Arab, tỉnh Alexandria. Tại đây, mỗi ngày, ông El Kady và bà Yasmine Kamar đều cố gắng tối ưu hóa việc sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Có thể nói El Kady là người lão làng ở De Heus Ai Cập. Từ 2002, ông đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho De Heus Ai Cập từ con số 0. Trong chuyến đi tới Hà Lan, ông đã học được những kiến thức và kỹ năng quý giá về việc sản xuất hiệu quả. Để rồi trong suốt 18 năm qua, ông đã chú tâm đến việc tối ưu hóa nhà máy, con người và quy trình sản xuất. “Tôi tin rằng chúng ta không nên giữ mãi cảm giác thỏa mãn với chất lượng và công việc chúng ta đang thực hiện. Chúng ta luôn luôn có thể thúc đẩy bản thân tiến xa hơn.” Trong quá trình phát triển sự nghiệp cá nhân, ông El Kady đã nhận được sự ủng hộ từ đội ngũ lãnh đạo ở Ai Cập. Bà Yasmine Kamar - Giám đốc Kinh doanh Thức ăn Cá chia sẻ: “Chúng tôi muốn trở nên t ốt hơn qua mỗi năm.” Mục tiêu của bà không chỉ là tối ưu hóa chi phí mà còn là giảm tối đa tác động đối với môi trường. “Chúng tôi đặt KPI hằng năm và theo dõi chúng mỗi tháng ở từng bộ phận. Thật thú vị khi nhìn thấy rằng chúng tôi đang giảm bớt “dấu chân” môi trường và trở nên tốt hơn qua mỗi năm.”

Chương trình phát triển bền vững

Sự tinh thông đem lại hiệu quả cao

Đối với thức ăn cho cá, có vô vàn cách để tối ưu hóa sản xuất, ví dụ như giảm thiểu lãng phí thức ăn, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và quản lý nguồn nước.
Một vấn đề mà bà Yasmine thường trăn trở, đó là thức ăn cần được tái sản xuất. Bà Yasmine giải thích: “Trong phương thức sản xuất của chúng tôi, sẽ luôn có một lượng nhỏ thức ăn cần được sản xuất lại. Chúng bị bỏ qua trong giai đoạn sản xuất và phải đưa vào máy một lần nữa. Tuy nhiên, chúng tôi đã xử lý việc này ngày một tốt hơn. Từ khi mới bắt đầu đến nay, chúng tôi đã giảm việc tái sản xuất thức ăn từ 10% xuống chỉ còn 2.5%. Mục tiêu của chúng tôi năm nay là đưa con số đó xuống còn 1.5%.”
Ông El Kady có thể cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của nhà máy bằng cách giải quyết sự tắc nghẽn của máy đùn. “Chúng tôi nhận thấy rằng thức ăn đang làm tắc nghẽn máy đùn, nghĩa là nhiệt độ và áp suất sẽ tăng lên.” Để giải quyết
vấn đề này, nhiều biện pháp đã được thực hiện. “Chúng tôi sử dụng thức ăn giàu tinh bột ít hơn và cố gắng cắt giảm nhân công. Bằng cách sử dụng lưới lọc to hơn, mức sử dụng năng lượng đã giảm gần 10%! Thêm vào đó, chúng tôi đã lên kế hoạch lắp đặt máy nghiền mới để giúp nghiền nhanh hơn mà không làm giảm công suất mà còn giúp tiết kiệm năng lượng hơn, khoảng 20%
trên mỗi tấn thức ăn.”
Nhờ vào sự tinh thông của ông El Kady, nhà máy đã giảm được một nửa lượng nước sử dụng. “Chúng tôi nhận thấy có một lượng lớn nước ngưng tụ đi vào dòng nước thải, khoảng 2,400 m3!
Vì vậy, chúng tôi đã cho lắp đặt một bể chứa nước để thu gom lượng nước này và tái sử dụng trong lò hơi.” Thông thường, vấn đề hay nằm ở chi tiết. Chỉ cần một thay đổi nhỏ để khiến quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Được chủ động linh hoạt thay đổi mà không cần đến quá nhiều chi phí chính là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động của nhà máy. Ông El Kady chia sẻ: “Bạn có cơ hội tự mình phân tích thử thách, tìm ra giải pháp và thực hiện các kế hoạch của riêng mình.” Càng trải nghiệm nhiều ở nhà máy, đội ngũ nhân viên càng nhạy bén hơn trong việc tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp, giống như ông El Kady.

Không ngừng tiến triển

Để khai mở tiềm năng của nuôi trồng thủy sản ở Ai Cập, việc cảm nhận được tính hiệu quả của thức ăn chăn nuôi thông qua chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng. Bà Yasmine nói rằng: “Nhà máy có hiệu quả càng cao thì chi phí càng thấp, nghĩa là về lâu dài, giá cả thức ăn sẽ hợp lý hơn với người chăn nuôi.” Nhưng ưu điểm không chỉ nằm ở tiền bạc mà còn nhiều hơn thế. “Tại De Heus, chúng tôi luôn phấn đấu để sản xuất ra loại thức ăn tốt nhất có thể. Vì vậy, khi nỗ lực cải thiện năng suất, chúng tôi cũng chú trọng nâng cao chất lượng. Ví dụ, máy nghiền thế hệ mới sẽ tạo ra hạt mịn hơn, giúp cải thiện tính giữ nước và cấu trúc thức ăn.”

Bằng cách tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa các hoạt động của nhà máy mỗi ngày, De Heus có thể dành nhiều thời gian hơn tập trung cống hiến cho khách hàng. Trong thị trường nuôi trồng thủy sản đầy biến động ở Ai Cập, người chăn nuôi có thể cần rất nhiều sự hỗ trợ. Bà Yasmine bày tỏ: “Chúng tôi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về kỹ thuật, các giải pháp dinh dưỡng được tùy chỉnh hoặc tư vấn về các chương trình cho ăn cũng như việc đầu tư và phân bổ tài chính phù hợp trong một số trường hợp.” De Heus có thể hỗ trợ bằng phương thức cho vay tài chính hoặc các hình thức tín dụng khác, giúp các đại lý và người chăn nuôi đối phó với những bất ổn của thị trường và mang lại cho họ một tương lai có thể dự đoán được.