Chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên người chăn nuôi cần cập nhật các kiến thức về phòng chống bệnh ở bò nhằm đảm bảo bò phát triển khỏe mạnh và có hiệu suất cao. Dưới đây, De Heus sẽ chia sẻ với bà con những bệnh thường gặp ở bò thịt và cách phòng tránh.
Bệnh chướng bụng đầy hơi
- Tác nhân: là hiện tượng lên men quá mức làm giãn nở dạ cỏ và dạ tổ ong. Bò sẽ bị chướng bụng khi ăn quá nhiều cỏ non hoặc các loại thức ăn bị ôi mốc. Bệnh cũng có thể bắt nguồn từ việc bò bị thay đổi thức ăn đột ngột. Một số loại thức ăn có thể dễ lên men và làm bò chướng bụng là cải bắp, lá su hào, dưa chuột, dưa gan.
- Triệu chứng: Bụng bò căng to dần (bên trái), bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt rứt, khó chịu, nét mặt lo lắng, hay nhìn về phía sườn và thở khó khăn. Ngoài ra, vì bị nặng, bò không đứng được, nằm nghiêng.
- Phòng bệnh:
- Bảo quản thức ăn cho bò, tránh cho bò ăn thức ăn thối mốc.
- Cỏ non khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.
- Không thay đổi thức ăn đột ngột cho bò mà phải thay đổi có giai đoạn chuyển tiếp.
Ngộ độc ở bò
- Tác nhân: Bò dễ bị nhiễm độc do ăn hoặc uống phải những các loại thuốc trừ sâu từ thực vật, chất thải từ nhà máy công nghiệp và ngay cả các loại phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho bò. Bò có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc thường diễn từ đó.
- Triệu chứng:
- Bò bị ngộ độc cấp diễn: bò đột ngột chảy rãi như bọt xà phòng, mắt đỏ và chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp bò tiêu chảy dữ dội và có máu tươi. Các hóa chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động, làm cho bò chạy nhảy, đi vòng tròn siêu vẹo không kiểm soát được. Sau đó, bò sẽ có dấu hiệu liệt và nằm một chỗ. Chất độc còn có thể làm bò thở mạnh, tim đập nhanh và loạn nhịp, dẫn đến ngừng hô hấp và tử vong.
- Bò bị ngộ độc trường diễn: xảy ra khi bò tiếp nhận chất độc với lượng ít nhưng kéo dài trong thời gian nhất định. Các chất độc tích lũy trong cơ thể gây ra những biến đổi khó phát hiện như: thoái hóa gan, rối loạn tiêu hóa, bần huyết, nhiễm độc thần kinh...Các chất độc tích lũy trong cơ thể bò gây nhiễm độc thịt, làm ngộ độc người tiêu thụ thịt.
- Phòng bệnh:
- Chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước cho bò.
- Cách ly bò khỏi những khu vực có mùi lạ.
- Khi cắt cỏ cho bò ăn từ cánh đồng có phun thuốc trừ sâu, ta cần đợi khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phân hủy.
- Rửa sạch và phơi tái cỏ trước khi cho bò ăn.
Như vậy, để tránh hai loại bệnh thường gặp ở bò như trên, người dân cần phát hiện kịp thời và phòng tránh đúng cách. Việc chăm sóc và phòng bệnh cho bò là vô cùng thiết yếu để bà con có thể đạt được đầu ra thịt bò chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Với mục tiêu nâng tầm chăn nuôi Việt, De Heus luôn cung cấp cho bà con những sản phẩm thức ăn cho bò thịt chất lượng và an toàn với giá thành hợp lý, giúp hộ kinh doanh nâng cao hiệu suất kinh tế bền vững.